Khám Phá Văn Hóa & Tâm Linh Hưng Yên

” Thứ nhất Kinh Kỳ – Thứ nhì Phố Hiến”, Chỉ cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km về hướng Đông Nam, Tỉnh Hưng Yên là một trong những vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Dù không sở hữu quá nhiều cảnh quan xinh đẹp nhưng Hưng Yên sở hữu nhiều công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử cao. Đặc biệt nhất, phần lớn các địa điểm du lịch Hưng Yên đều mang đậm nét đặc trưng của văn hóa Bắc Bộ.

Một trong những nét đẹp đặc sắc phải kể tới đó là các địa điểm tâm linh lâu đời nằm trong quần thể khu di tích Phố Hiến với Đền Mẫu, Đền Trần, Chùa Chuông, Chùa Hiến (Nơi bảo tồn cây nhãn tổ có tuổi thọ hơn 300 năm), Đền Bà Chúa Kho,… nơi đây vào mỗi dịp lễ hội từ tháng 1 – Tháng 4 âm lịch đã thu hút và đón tiếp hằng trăm nghìn lượt du khách tới chiêm bái và thăm quan.

1. Phố Hiến – ghé thăm thương cảng một thời lừng danh

Hưng Yên nổi tiếng là vùng đất sở hữu nhiều… cái nhất! Bên cạnh khu di tích Phố Hiến, đền thờ Chử Đồng Tử, chùa Phúc Lâm, làng hương… nơi này còn sở hữu thương cảng lâu đời nhất cả nước – Phố Hiến. Dân gian có câu “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến” và chỉ khi du khách đặt chân tới đây mới có thể cảm nhận thấy được hết địa danh này từng một thời vàng son như thế nào.

Trái ngược với vẻ sầm uất khi xưa, Phố Hiến ngày nay mang dáng vẻ cổ kính, tĩnh lặng với những ngôi nhà cổ, mái đình làng, cây đa trăm tuổi… Bên cạnh việc thăm thú cảnh quan, du khách có thể dành thời gian khám phá các món ăn nổi tiếng của mảnh đất Hưng Yên như: chả gà Tiểu Quan, bún thang, nhãn lồng…

2. Chùa Chuông – Phố Hiến đệ nhất danh lam

Chùa Chuông còn được gọi với một tên gọi khác là Kim Chung Tự được mệnh danh là “Phố Hiến đệ nhất danh lam”. Nằm ngay tại thôn Nhân Dục, thuộc quần thể di tích Phố Hiến. Theo thời gian, ngôi chùa ngày càng trở nên cố kính và thu hút đông đảo nhiều du khách ghé thăm.  Chùa Chuông Hưng Yên – có một Kinh thành Huế giữa lòng Bắc Bộ 

Trong chùa hiện đang cất giữ nhiều di cổ giá tri như: câu đối, hoành phi, bia đá, đồ thờ, trong đó bia “Kim Chung tự thạch bi ký” dựng năm 1711 mô tả vị trí cảnh quan trong chùa và người có công tu tạo. Qua di vật này, các nhà nghiên cứu đã đoán được có một con đường thiên lý thông thương giữa Thăng Long và Phố Hiến nằm ngay ở cửa chùa. Với những giá trị kiến trúc, lịch sự độc đáo chùa Chuông Hưng Yên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia. Ngôi chùa cũng là một trong 16 di tích tiêu biểu nhất trong Quần thể di tích “Quốc gia đặc biệt khu di tích Phố Hiến”. 

3. Làng Thủ Sỹ – khám phá nghề đan lát truyền thống

Những địa điểm du lịch Hưng Yên luôn giữ được cho mình nét đẹp cổ xưa. Sau bao bộn bề của cuộc sống tấp nập, đến Hưng Yên bạn sẽ giúp chìm đắm vào không gian miền quê đúng nghĩa. Khi bước đến Làng Thủ Sỹ, bạn sẽ cảm nhận được mình như trở về những ngày ấu thơ. Đó là những mái nhà lợp gạch đỏ phủ lớp rêu phong. Đó cũng là những nụ cười chân chất, thật thà của thợ thủ công. Cùng với đó, bạn cũng sẽ được nghe những câu chuyện làng xóm đậm chất thân thương.

Nổi tiếng nhất tại đây là nghề đan lát truyền thống. Các sản phẩm chủ lực của làng là đó, đơm, rọ… do bàn tay khéo léo của người thợ thủ công làm nên. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh những chiếc đó kết lại với nhau tạo nên một bông hoa khổng lồ, rất đẹp mắt. Nếu khi xưa những vật dụng này được tạo ra để phục vụ nhu cầu đánh bắt thủy sản thì ngày nay chúng được ứng dụng ngày càng nhiều vào trong trang trí cảnh quan nội, ngoại thất… thậm chí là xuất khẩu đi nước ngoài.

4 . Làng nghề Tương Bần – khám phá món ngon trứ danh đất Hưng Yên

Tương Bần chính là món ăn làm nên tên tuổi của Hưng Yên. Đây cũng chính là địa chỉ làm tương bần ngon nhất thế giới. Tương Bần được tạo nên từ bàn tay nông dân Việt đã xuất khẩu ra khắp nơi trên thế giới. Từ xưa đến nay, tương Bần là món nước chấm có mặt thường xuyên trong bữa ăn Việt.

Ghé thăm các địa điểm du lịch Hưng Yên này sẽ giúp hiểu sâu hơn về các bước làm tương bần ra sao. Mỗi một công đoạn đều rất cần sự tỉ mỉ, cẩn trọng và chú tâm. Bạn sẽ cảm nhận cực kỳ rõ nét đẹp lao động tuyệt đẹp của người dân Bắc Bộ.

5. Cầu Đá Cổ – Làng Nôm quần thể làng cổ xưa nhất Việt Nam

Cầu Đá Cổ, tọa lạc tại làng Nôm Bắc và vươn qua dòng sông Nguyệt Đức, là một kiệt tác kiến trúc đá cổ, mang đậm dấu ấn của thời đại xa xưa. Với độ tuổi lịch sử hàng trăm năm, cầu Đá Cổ không chỉ là một biểu tượng của sự vững bền và bền vững của văn hóa dân tộc mà còn là một bức tranh sống động về quá khứ hào hùng của đất nước. Vẻ đẹp cổ kính và đẳng cấp của cầu được giữ gìn và trân trọng qua từng thế hệ, là minh chứng cho sự khéo léo và tài năng của những người xây dựng từ xưa.

Cầu Đá Cổ và làng Nôm, chợ làng Nôm không chỉ là những công trình kiến trúc độc đáo mà còn là một bảo tàng sống về lịch sử và văn hóa, đem lại cho du khách một trải nghiệm thú vị và sâu sắc về quá khứ của đất nước và con người Việt Nam. Ngày nay đây còn là bối cảnh quay của nhiều thước phim truyền hình nổi tiếng như Phim Hương Vị Tình Thân và một số bộ phim truyền hình khác.

6. Làng hương Thôn Cao – trải nghiệm nghề làm hương truyền thống

Hưng Yên không chỉ được biết đến với làng nghề làm Tương Bần, đan lát truyền thống mà tại Thôn Cao làng nghề làm hương còn là một trong những làng nghề truyền thống làm hương có quy mô lớn nhất nước ta? Khi đến tham quan nơi này, du khách không những được tận mắt ngắm nhìn những hàng hương rực rỡ sắc màu đang tắm nắng mà còn được trải nghiệm, học hỏi các công đoạn tạo ra thành phẩm.

Dù thời gian có qua đi, nghề làm hương truyền thống vẫn còn được gìn giữ và lưu truyền qua bao thế hệ ở làng Cao Thôn. Từng bó hương được làm nên bởi lòng yêu nghề và cả lòng thành tâm của người dân nơi đây.

7. Chùa Phúc Lâm – ngôi chùa dát vàng độc nhất vô nhị

Kiến trúc dát vàng tạo ấn tượng vô cùng mạnh mẽ với du khách khi đến thăm Chùa Phúc Lâm. Vẻ đẹp hào nhoáng, lộng lẫy với sắc vàng rực rỡ của ngôi chùa sẽ khiến du khách có chút liên tưởng đến các công trình chùa chiềng tại Thái Lan. Nhưng không, chùa Phúc Lâm vẫn mang nét đẹp đậm chất Việt Nam. Tới đây du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những kiến trúc ấn tượng, với thiết kế tinh xảo. Khung cảnh bình yên của nơi đây cũng giúp lòng bạn như bình yên hơn sau bao bộn bề ở ngoài kia.

8. Văn miếu Xích Đằng – biểu tượng tinh thần hiếu học của người Hưng Yên

Tọa lạc tại thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, Văn miếu Xích Đằng là điểm quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến. Xây dựng từ cuối thời Lê – thế kỷ 17 (khoảng năm 1701) và trải qua đợt trùng tu lớn vào năm 1839 (năm Minh Mạng thứ 20), Văn miếu Xích Đằng nay vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc cổ.

Di tích nằm trong quy hoạch tổng thể khuôn viên Văn miếu Hưng Yên được UBND tỉnh phê duyệt với diện tích gần 6ha bao gồm khu Văn miếu, khu chùa Nguyệt Đường, khu văn hóa khuyến học, dinh Hoàng Cao Khải, đền thờ Lạc Long Quân, phòng trưng bày truyền thống…Hiện vật quý giá nhất trong Văn miếu còn được lưu giữ đến ngày nay là 9 tấm bia đá ghi danh 161 vị đại khoa trong tổng số 228 vị khoa bảng của tỉnh, từ thời Trần đến thời Nguyễn thuộc trấn Sơn Nam xưa (tỉnh Hưng Yên có 138 vị, Thái Bình có 23 vị). 8 tấm bia dựng năm Đồng Khánh thứ ba (1888), 1 tấm dựng năm Bảo Đại thứ 18 (1943).

Trên đây là những điều tuyệt vời khi nhắn tới mảnh đất văn hiến lâu đời – Hưng Yên, đây cũng chính là lý do khiến cho các địa điểm du lịch Hưng Yên luôn thu hút khách du lịch tới thăm quan và chiêm bái hằng năm.